Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là gì, Nên học ở đâu ?

22/01/2024, 10:46 (GMT+7)

1. Khái niệm, vai trò của ngành công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử?

           Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử là một ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Hầu hết các dây chuyền công nghệ - thiết bị hiện đại trong nhà máy, trên các thiết bị chuyên dùng trong sản xuất, xây dựng, giao thông,… đều có sự tích hợp giữa các hệ thống cơ học – động lực với các hệ thống điều khiển và tự động hóa. Quá trình quản lý kỹ thuật, sử dụng và sửa chữa các hệ thống thiết bị này, bên cạnh các kĩ sư chuyên ngành (như Kỹ thuật cơ khí, Cơ khí chế tạo máy, Cơ khí động lực, Kỹ thuật điện - điện tử, Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa,…) cần thiết phải có kĩ sư Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử.

          Một trong những mục tiêu chính của kĩ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử là quản lí kỹ thuật các dây chuyền thiết bị sản xuất có sử dụng các hệ thống điều khiển và tự động hóa. Ngày nay, ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử trên thế giới đã được các Trường đại học trên thế giới và trong nước đào tạo, trên cơ sở tích hợp các khối kiến thức của ngành cơ khí với ngành điện - điện tử - tự động hóa như một ngành độc lập, ứng dụng rộng rãi vào các quá trình sản xuất.

Trong xã hội hiện đại, kết cấu, tính năng của các sản phẩm công nghiệp đã thay đổi về căn bản. Sự thay đổi về kết cấu, tính năng của sản phẩm công nghiệp chịu tác động từ hai phía. Một mặt, do tiêu chí chất lượng của sản phẩm đã thay đổi. Ngày nay, người tiêu dùng ít quan tâm đến độ bền chắc, đến tuổi thọ mà quan tâm nhiều hơn đến tiện nghi, sự nhẹ nhàng, giảm chi phí năng lượng, an toàn, giảm ô nhiễm môi trường,... Mặt khác, việc ứng dụng các thành tựu tiên tiến nhất của khoa học, công nghệ cũng tạo ra những tiến bộ vượt bậc về kết cấu, tính năng của sản phẩm. Kết cấu của sản phẩm phát triển theo hướng chuyển các chức năng điều khiển, truyền động từ cơ sang điện, điện tử; từ phần cứng sang phần mềm, khiến cho sản phẩm có kết cấu đơn giản, tin cậy, tiêu thụ ít năng lượng và dễ biến đổi.

          Ngày nay, sản phẩm đa dạng, mẫu mã thay đổi nhanh khiến sản xuất loạt nhỏ với các thiết bị tự động điều khiển số (máy và trung tâm gia công CNC, robot công nghiệp, xe tự hành (AGV), kho hàng tự động,...) được ưa chuộng vì có hiệu quả cao hơn. Điều đó giải thích vì sao công nghệ nhóm (Group Technology - GT), sản xuất linh hoạt (Flexible Manufacturing Systems - FMS) được phát minh từ giữa thế kỷ trước nhưng cho đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI mới được ứng dụng rộng rãi. Một xu hướng mới nữa trong công nghệ chế tạo sản phẩm hiện đại là modul hóa và tích hợp hệ thống. Việc chế tạo "từ A đến Z" một sản phẩm phức tạp, gồm cả các hệ thống cơ khí, điện tử, phần cứng, phần mềm không mang lại hiệu quả cho các nhà sản xuất. Chuyên môn hóa tạo điều kiện cho mỗi công ty tập trung đầu tư vào lĩnh vực có thế mạnh để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Từ đó hình thành các hãng chuyên sản xuất các modul chuyên dùng, ví dụ Siemens (Đức), Schneider (Pháp), Omron (Nhật) chuyên sản xuất các thiết bị điện tử, điều khiển; các hãng khác sản xuất cơ khí và tổ hợp toàn bộ thiết bị. Ngày nay các modul điều khiển được sản xuất theo tiêu chuẩn, sử dụng các chuẩn giao tiếp, truyền thông chung, kèm theo các thư viện phần mềm, sẵn sàng cho việc tích hợp vào hệ thống công tác. Xu hướng modul hóa, tiêu chuẩn hóa kết cấu giúp cho các kỹ sư không phải chuyên ngành điện, điện tử và điều khiển nhưng hiểu biết về hệ thống công tác có thể tự tích hợp hệ điều khiển.

          Thực tế cho thấy, kỹ sư ngành Cơ khí thiết kế ra cơ cấu công tác, khó có thể làm máy móc thông minh hơn nhưng tiếp cận hệ điều khiển dễ dàng hơn các kỹ sư điều khiển tiếp cận phần công tác; trong khi các kỹ sư ngành Điều khiển và Tự động hóa, Điện – Điện tử, Công nghệ thông tin có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng lại thiếu kiến thức về cơ khí nên khó khăn trong việc kết nối trí thông minh nhân tạo vào thiết bị cơ khí để điều khiển.

Nếu kỹ sư ngành Cơ khí được trang bị kiến thức và kỹ năng điều khiển ở mức độ cần thiết thì việc tổ hợp hệ thống đối với họ càng dễ dàng hơn. Trong xã hội hiện đại có sự đổi mới toàn diện về thói quen tiêu dùng; tiêu chí, kết cấu và tính năng của sản phẩm; công nghệ thiết kế và chế tạo, sửa chữa, bảo trì chúng.

Chính yêu cầu này đã tất yếu đòi hỏi loại kỹ sư mới - kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử. Người kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử sẽ đưa hệ thống điều khiển linh hoạt bằng điện tử vào các sản phẩm cơ khí và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin - trí thông minh nhân tạo,… để ra một sản phẩm hoàn chỉnh.

2. Chọn học ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử tại trường Đại học Thành Đông.

2.1. Phương thức xét tuyển của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử trường Đại Học Thành Đông:
           Năm 2024, trường Đại Học Thành Đông xét tuyển Ngành Công Nghệ kỹ thuật cơ điện tử theo 4 phương thức sau:
a) Phương thức 1: Tuyển thẳng và cấp học bổng toàn phần trong suốt quá trình học của học sinh đạt giải kỳ thi quốc gia và quốc tế
b) Phương thức 2: Xét theo học bạ THPT; thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có điểm tổng kết cả năm lớp 12 hoặc cả năm của lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển ≥ 18 điểm trở lên và học lực khá (theo Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT, 28/02/2019 của Bộ GD&ĐT)
c) Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT thuộc khối xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
d) Phương thức 4:Thí sinh tốt nghiệp THPT được dự kỳ thi riêng do trường Đại học Thành Đông tổ chức.

4.2. Lợi thế khi học ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa tại trường Đại học Thành Đông:

          Năm 2023, nhà trường cấp học bổng 50-100% học phí cho tất cả thí sinh trúng tuyển vào ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử của trường. Ngoài ra học tại trường sinh viên được ở ký túc xá miễn phí trong toàn khóa học.

              Bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên sâu, sinh viên của Khoa sẽ được tham gia nhiều các hoạt động của Đoàn – Hội, tập trung nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, tính kỷ luật và khả năng giao tiếp, khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phù hợp với môi trường làm việc năng động và xu thế hội nhập cao; có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ điện tử.

3. Thí sinh đăng ký thông tin tại: Tại đây

          Thí sinh tham khảo thêm các ngành tuyển sinh Đại học chính quy năm 2024: Điều dưỡngDượcY học cổ truyềnDinh dưỡngKT xét nghiệm y họcKT hình ảnh y họcLuậtLuật kinh tếQuản trị dịch vụ du lịch và lữ hànhQuản trị khách sạnQuản trị kinh doanhKế toánTài chính ngân hàngQuản lí đất đaiCông nghệ KT xây dựngCông nghệ kỹ thuật ô tôNgôn ngữ Trung QuốcNgôn ngữ AnhNgôn ngữ Hàn QuốcCông nghệ thông tinQuản lý nhà nướcTự động hóaCNKT cơ điện tử, Thương mại điện tử, Kỹ thuật cơ khí.

Bài viết liên quan

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN