22/01/2024, 13:17 (GMT+7)
Kế toán (Acant) là chức danh của những người phụ trách việc ghi chép, thu thập, phân tích và xử lý các thông tin tài chính, giao dịch kinh tế và các vấn đề về thuế trong một công ty. Công việc của kế toán gắn liền với chứng từ, sổ sách và các con số.
1. ĐỂ LÀM KẾ TOÁN BẠN SẼ HỌC NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?
- Kiến thức chuyên môn: để làm kế toán bắt buộc bạn phải có kiến thức chuyên môn về ngành kế toán để có thể ghi nhận, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán.
- Tin học văn phòng: công việc kế toán đòi hỏi bạn phải sử dụng máy tính để nhập và xử lý dữ liệu. Do đó thành thạo các chương trình tin học văn phòng Word, Excel là điều bắt buộc.
- Tiếng Anh chuyên ngành kế toán: thành thạo tiếng Anh chuyên ngành giúp bạn tự tin hơn khi làm việc với người nước ngoài, chủ động hơn trong công việc và báo cáo. Bên cạnh đó bạn cũng có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn khi giỏi tiếng Anh.
- Trung thực và cẩn thận: kế toán chủ yếu thực hiện những việc liên quan đến đến tài chính, sổ sách, giấy tờ và các con số nên cẩn thận là đức tính rất cần thiết. Trong khi đó trung thực là phẩm chất mà bất cứ kế toán nào cũng phải có, nếu không họ không thể đem lại sự tin tưởng cho doanh nghiệp.
- Đạo đức nghề nghiệp: đây là yếu tố không thể thiếu ở người xử lý các chuyên môn nghiệp vụ về kế toán. Hơn nữa người có đạo đức nghề nghiệp thường được các doanh nghiệp trọng dụng.
- Kỹ năng phân tích, quan sát và tổng hợp: kế toán phải thường xuyên thực hiện việc thu thập chứng từ, ghi sổ, báo cáo,…, nên rất cần khả năng phân tích, quan sát và tổng hợp tốt để xử lý nghiệp vụ phát sinh đúng quy định và hạch toán đúng.
- Năng động và sáng tạo: điều này sẽ mang đến nguồn cảm hứng to lớn trong công việc. Đồng thời giúp bạn linh hoạt và nhạy bén hơn khi xử lý các vấn đề về kinh tế, tài chính.
- Kỹ năng giao tiếp: ứng xử chuyên nghiệp và khéo léo sẽ giúp bạn kết nối và tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp dễ dàng hơn.
- Chịu được áp lực công việc: kế toán thường phải đối mặt với áp lực lớn về sổ sách, giấy tờ.
- Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian: giúp bạn hoàn thành công việc với hiệu quả tốt nhất và kịp tiến độ công việc.
2. HỌC KẾ TOÁN RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
- Kế toán công: Là những người làm vị trí kế toán cho doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước. Một điểm đặc biệt ở kế toán công là không làm việc trực tiếp với các vấn đề tài chính doanh nghiệp, thay vào đó họ giữ vai trò và làm việc với chủ thể tổ chức xã hội.
- Kế toán pháp y: Hiện nay việc kiện tụng trong kinh doanh diễn ra rất thường xuyên, vì vậy kế toán pháp y sẽ là người điều tra các trường hợp kiện tụng đó bằng những nghiệp vụ kế toán của mình. Họ sẽ tìm ra những dấu hiệu bất thường trong tài chính, hoạt động thương mại.
- Kế toán tài chính: Công việc của họ sẽ xoay quanh vấn đề về tài chính bao gồm theo dõi, phân tích các số liệu tài chính. Từ đó, lập ra được bản báo cáo những khó khăn hay thuận lợi của doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị: Mỗi doanh nghiệp luôn đặt ra mục tiêu quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả và ngày càng phát triển, do đó mà họ sẽ cần kế toán quản trị. Vai trò chính là cung cấp và cập nhật kịp thời những thông tin về tài chính doanh nghiệp. Những thông tin này giúp ban giám đốc dễ dàng đánh giá và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.
- Kế toán dự án: Đối với những công trình xây dựng, họ sẽ cần những kế toán dự án để quản lý giúp nhà thầu. Họ chịu rất nhiều trách nhiệm bao gồm các việc chuẩn bị hồ sơ công trình, theo dõi dự án để nắm được chi phí và giải trình khi dự án hoàn thành.
- Kế toán chi phí: Giữ vai trò ghi chép và thực hiện các chi phí có liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh, họ có trách nhiệm điều chỉnh, cân đối chi phí để mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Vai trò của kế toán chi phí là kiểm soát hoạt động, quy trình và kiểm soát chiến lược.
- Kế toán xã hội: Kế toán xã hội là người giữ vai trò thống kê, cập nhật và báo cáo những tác động kinh tế xã hội của doanh nghiệp cho cộng đồng. Thông thường, những báo cáo của kế toán xã hội sẽ được đính kèm với báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
- Kiểm toán: Công việc của kiểm toán là thu thập và xác minh tính chính xác của số liệu báo cáo, từ đó xác định được tính hợp lý của thông tin. Đồng thời, chỉ ra những mặt hạn chế và biện pháp khắc phục, cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
3. CHỌN HỌC NGÀNH KẾ TOÁN TẠI ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG
3.1. Phương thức xét tuyển ngành Kế toán:
- Phương thức 1: Tuyển thẳng và cấp học bổng toàn phần trong suốt quá trình học của học sinh đạt giải kỳ thi quốc gia và quốc tế
- Phương thức 2: Xét theo học bạ THPT; thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có điểm tổng kết cả năm lớp 12 hoặc cả năm của lớp 11 và kỳ 1 lớp 12 các môn thuộc khối xét tuyển ≥ 18 điểm trở lên và học lực khá (theo Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT, 28/02/2019 của Bộ GD&ĐT)
- Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT thuộc khối xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Trường.
- Phương thức 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT được dự kỳ thi riêng do trường Đại học Thành Đông tổ chức. Nhà trường tổ chức kỳ thi riêng cho tất cả sinh viên đăng ký các tổ hợp khối thi: A00 (Toán; Vật lý; Hóa học); B00(Toán, Hóa học, Sinh học); C00 (Ngữ văn, Sử, Địa).
3.2. Các khối xét tuyển ngành Kế toán: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Anh); A07 (Toán, Sử, Địa); D01 (Toán, Văn, Anh)
4. LỢI THẾ KHI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG?
5. THÍ SINH ĐĂNG KÝ THÔNG TIN XÉT TUYỂN TRỰC TUYẾN TẠI: Tại đây
Thí sinh tham khảo thêm các ngành tuyển sinh Đại học chính quy năm 2024: Điều dưỡng, Dược, Y học cổ truyền, Dinh dưỡng, KT xét nghiệm y học, KT hình ảnh y học, Luật, Luật kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Quản lí đất đai, Công nghệ KT xây dựng, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Công nghệ thông tin, Quản lý nhà nước, Tự động hóa, CNKT cơ điện tử, Thương mại điện tử, Kỹ thuật cơ khí.